6 Giải Pháp Cho Vấn Đề Giao Thông Đô Thị Ở Việt Nam
Đối với vấn đề GTĐT ở Việt Nam cũng không ngoại lệ, khi nền kinh tế phát triển hơn người dân sẽ có nhiều nhu cầu hơn. Một trong những nhu cầu đó là nhu cầu đi lại. Dân số ngày càng gia tăng trong khi đó khả năng đáp ứng của các dịch vụ GTCC lại hạn chế, hay nói đúng hơn là không được quan tâm và phát triển đúng mức. Kết quả là mỗi người dân phải tự tìm cho mình một phương tiện riêng để thoả mãn nhu cầu đi lại của mình, và kết quả của việc n 224;y như chúng ta thấy hiện này là người người đi xe máy và nhà nhà đi xe máy trong khi đó hệ thống đường sá không đủ khả năng để đáp ứng số lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng gia tăng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn đề ùn tắc giao thông. Bên cạnh đó, chúng ta thiếu hẳn sự phối hợp và điều phối đúng mực giữa các cơ quan hữu quan với nhau trong một đô thị. Điều này dẫn đến việc mà chúng ta vẫn thường thấy đó l 24; cơ quan này làm đường, cơ quan kia lại đào lên, cơ quan này nói có trong khi cơn quan kia lại nói không vv. Trên thực tế, điều này cũng đã góp phần đáng kể vào việc tạo ra những ùn tắc giao thông ở các đô thị ở Việt Nam hiện nay. Hơn nữa, số lượng và chất lượng của các dịch vụ GTCC quá yếu và không hiệu quả. Hiện nay chúng ta hầu như chỉ có duy nhất một loại hình GTCC, đó là xe buýt. Cho đến bây giờ loại hình dịch vụ này còn bộc lộ quá nhiều hạn chế về c ả số lượng lẫn chất lượng. Chất lượng ở đây bao gồm chất lượng của phương tiện và chất lượng phục vụ hành khách. Việc thiết kế các điểm dừng xe còn quá nhiều bất cập. Điều này cũng khiến người dân do dự hay từ chối sử dụng loại hình dịch vụ này mặc dầu họ vẫn biết rằng nếu tham gia loại hình này sẽ giúp họ tiết kiệm được nhiều chi phí và tránh được nhiều rủi ro hơn so với việc sử dụng phượng tiên cá nhân của họ như xe máy. Song vì tính tiện nghi và chất lượng phục vụ của loại hình này đã làm cho nhiều người từ chối tham gia như chúng ta vẫn thấy hiện nay. Ở các nước phát triển, người dân có thể lựa chọn cho mình những loại hình khác nhau để đi lại trong thành phố như: Tàu điện, xe buýt, xe đạp và thậm chí là đi bộ vv. Hệ thống cơ sở hạ tầng mà cụ thể là hệ thống đường sá ở các nước này rất đa dạng. Hệ thống này được thiết kế và xây dựng dựa trên mục tiêu lâu dài, ít nhất là 15 năm. Cần nói thêm rằng khi lập kế hoạch xây dựng, các nhà hoạch định chính sách ở đây đặc biệt quan tâm đến mức độ tăng trưởng kinh tế và dân số của thành phố đó để từ đó họ quy hoạch và thiết kế các dịch vụ GTCC sao cho phù hợp và theo kịp sự tăng trưởng đó ít nhất là trong vòng 15 năm. Ở các nước này, các tuyến đường đều có hành lang dành riêng cho người đi bộ, lối dành cho người đi xe đạp. Đây là yế ;u tố rất quan trọng góp phần giảm ùn tắc giao thông và sự quá tải của các phương tiện GTCC. Hệ thống đèn chiếu sáng và các dịch vụ khác luôn được hoạt động để bảo đảm an ninh và an toàn cho người đi bộ. Bên cạnh đó, các tuyến đường đều được thiết kế khu vực dành cho người đi bộ băng qua đường mà không sợ gặp tai nạn. Điều này ở Việt Nam chúng ta hầu như chưa thực hiện được. Có thể đã có những khu vực dành cho người đi bộ b& #259;ng qua đường, song vì ý thức chấp hành giao thông của người dân còn hạn chế, bên cạnh đó các khu vực dành riêng này không được quy định rõ ràng và thiế kế hợp lý nên người đi bộ vẫn lo sợ mỗi lần phải băng qua đường. Vì lý do này mà chúng ta cần xây dựng một chương trình truyền thông phù hợp nhằm giáo dục và tăng cường nhận thức cho người dân. Cần lưu ý rằng, việc truyền thông cho người dân cần phải đa dạng và phù hợp về mặt nội dung, hìn h thức và thời gian. Chúng ta cần hiểu rằng việc nâng cao nhận thức cho người dân là một quá trình liên tục chứ không phải là một hoạt động phong trào đơn thuần chỉ tiến hành một lần.
Việc lập lại trật tự GTĐT là một quá trình cần có sự phối hợp nhịp nhàng và đầy đủ của các cơ quan hữu quan (stakeholder). Chúng ta cần giải giải quyết nguyên nhân gốc rễ dẫn đến vấn đề này thay vì tập trung giải quyết hậu quả của vấn đề như chúng ta vẫn thường làm xưa nay. Nếu tiếp tục theo cách này, chúng ta sẽ phải liên tục đối đầu với nạn ùn tắc giao thông ngày càng gia tăng trong tương lai. Các nhà hoạch định chính sách giao thông và các nhà quản lý cầ ;n được có cơ hội để nâng cao năng lực chuyên môn chuyên môn và trách nhiệm của mình để từ đó có một tầm nhìn chiến lược hơn nhằm đưa ra các giải pháp bền vững hơn trong việc quản lý và giải quyết vấn đề GTĐT như hiện nay, góp phần tạo nên một đô thị văn minh và hiện đại hơn.
Đặng Ngọc Toàn (DH Qeensland)