Triển Khai Đồng Bộ Các Giải Pháp Giảm Ô Nhiễm Môi Trường

Công nhân Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị TP Hồ Chí Minh vớt rác thải trên kênh Tân Hóa - Lò Gốm.

Rạch Sông Xáng, đoạn chảy qua phường 3, quận 8, được người dân nơi đây gọi là rạch nước đen. Quanh năm, nước rạch này đen kịt, đặc quánh, bốc mùi hôi thối với nhiều loại rác thải... Ông Nguyễn Văn Hồng, người dân sống gần rạch Sông Xáng hơn 10 năm nay cho biết: "Mặc dù đêm hôm trước có mưa nhưng nước ở rạch vẫn bị ô nhiễm rất nặng. Nước lúc nào cũng đen đặc, nhất là vào mùa khô, rác đọng dày đặc, bốc mùi khiến đời sống của người dân ở khu vực chung quanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng".

Theo phản ánh của nhiều người dân tại quận 8, hầu hết các kênh, rạch đều bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ngay tại trung tâm quận, rạch Bén, rạch Hiệp An, kênh Ðôi... cũng bị ô nhiễm trầm trọng. "Các cơ quan chức năng cần có giải pháp để giảm ô nhiễm môi trường, nếu không chất lượng sống của người dân bị ảnh hưởng rất lớn", ông Huỳnh Văn Nam, ngụ phường 4, quận 8 bức xúc...

Thời gian qua, TP Hồ Chí Minh đã sử dụng rất nhiều nguồn lực để cải thiện cảnh quan, chất lượng môi trường các tuyến sông, kênh, rạch. Hệ thống kênh Tàu Hũ - Bến Nghé đã được thành phố triển khai xong dự án cải thiện môi trường nước giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư 6.043 tỷ đồng, nhưng đến nay, chất lượng nguồn nước chưa được cải thiện đáng kể. Theo cách gọi của người dân, Tàu Hũ - Bến Nghé là dòng kênh "chết". Trên tuyến kênh này, thành phố đang thực hiện giai đoạn 2 của dự án "hồi sinh dòng kênh" với tổng mức đầu tư 11.282 tỷ đồng.

Tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã được thành phố triển khai xong giai đoạn 1, có tổng mức đầu tư là 200 triệu USD. Trong đó, thi công được hơn 9 km tuyến cống bao có đường kính từ 2,5 m đến 3 m, 59 thiết bị tách dòng để thu nước dọc kênh, nạo vét gần 1,1 triệu m³ đất, gia cố 16 cây cầu dọc tuyến kênh... Anh Phạm Hồng Hải, Ðội trưởng đội vớt rác, Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị TP Hồ Chí Minh cho biết: "Mặc dù được cải tạo khá khang trang, sạch đẹp nhưng hằng ngày chúng tôi vẫn duy trì vớt rác trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, bởi các chi lưu của tuyến kênh vẫn ô nhiễm nặng. Mỗi khi thủy triều lên xuống, rác thải sinh hoạt từ các chi lưu chảy ra kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè gây ô nhiễm. Còn trên nhánh kênh Tân Hóa - Lò Gốm, tình trạng ô nhiễm chưa được cải thiện nhiều. Tại tuyến kênh này, rác thải cơ bản được vớt sạch nhưng nước vẫn ô nhiễm nặng".

Nguyên nhân là do nước thải sinh hoạt, nước các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ dọc hai bên bờ kênh đổ thẳng xuống, không qua hệ thống thu gom, xử lý.

Các chuyên gia cho rằng, thành phố cần đẩy mạnh các giải pháp hoàn thành 16 chỉ tiêu của Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2024 - 2024 nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bởi, ô nhiễm môi trường không những có tác động ngay trước mắt mà còn tác động lâu dài. Ngoài việc đưa ra các biện pháp xử lý nước, rác thải sinh hoạt, thành phố cần tập trung xử lý chất thải ở các khu chế xuất, khu công nghiệp, nhất là tình trạng ô nhiễm không khí.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố, việc thực hiện các chỉ tiêu của Chương trình giảm ô nhiễm môi trường trong hơn hai năm qua đã tạo được sự chuyển biến tích cực, tuy nhiên đến nay vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra. Cụ thể, có bốn trong số 16 chỉ tiêu đã hoàn thành; 12 trong số 16 chỉ tiêu đang được triển khai thực hiện thông qua các giải pháp, dự án, chương trình. Trong 12 chỉ tiêu đang thực hiện, có tám chỉ tiêu có khả năng hoàn thành vào cuối giai đoạn; hai chỉ tiêu (giảm ô nhiễm không khí, giảm sử dụng túi ni-lông khó phân hủy) được dự báo khó hoàn thành; hai chỉ tiêu dự báo không hoàn thành là: 80% tổng lượng nước thải sinh hoạt đô thị được thu gom xử lý và giảm đến mức thấp nhất 90% mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt.

Hàng loạt các giải pháp được các nhà khoa học, chuyên môn đưa ra để Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2024 - 2024 phát huy hiệu quả. Trong đó, nhấn mạnh giải pháp đầu tư đồng bộ hệ thống thoát nước với hệ thống thu gom của dự án đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý nước thải tại các lưu vực: Tham Lương - Bến Cát, Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm, Tây Sài Gòn, lưu vực quận Bình Tân và các lưu vực còn lại. Cùng với đó, để ; có cơ sở khoa học đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu, cần đẩy nhanh thực hiện đề án tính thải lượng ô nhiễm thải nguồn nước và đề án tính thải lượng phát thải các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Ðể góp phần giảm ô nhiễm môi trường, rất cần sự vào cuộc của toàn thể người dân thành phố, chung tay, chung sức làm cho thành phố ngày càng xanh, sạch, đẹp...

Báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ về kết quả thực hiện Chương trình hành động số 13-CTrHÐ/TU ngày 25-10-2024 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ thành phố lần thứ 10 về Chương trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường giai đoạn 2024 - 2024, Ban cán sự Ðảng UBND thành phố Hồ Chí Minh đề xuất Ban Thường vụ Thành ủy điều chỉnh tên chỉ tiêu đối với hai chỉ tiêu để có cơ sở đánh giá cuối giai đoạn là: "Giảm 70% ô nhiễm không khí do hoạt động giao th& #244;ng" thành "Giảm 70% lượng phát thải ô nhiễm không khí tăng thêm do hoạt động giao thông vận tải tại TP Hồ Chí Minh" và "Giảm thiểu 90% chất lượng ô nhiễm nguồn nước mặt" thành "Giảm thiểu 90% thải lượng chất ô nhiễm vượt chuẩn thải vào nguồn nước mặt".

Khánh Sơn/Nhandan

Next Post Previous Post