Giải Pháp Nào Cho Phát Triển Mô Hình Kinh Tế Tuần Hoàn Ở Việt Nam?
Trước bối cảnh đó, việc lựa chọn cách tiếp cận chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn cần được xem là một tất yếu phải thực hiện, nhằm đạt được mục tiêu "phát triển kinh tế nhanh, bền vững", rút ngắn khoảng cách phát triển so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới trong thời gian tới.
Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững vào cuối quý III/2024 do Thủ tướng Chính phủ chủ trì vừa qua, rất nhiều ý kiến, giải pháp về kinh tế tuần hoàn được đưa ra.
Trong đó, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh: "Việt Nam là một quốc gia nhỏ, xếp thứ 68 thế giới về diện tích, thứ 15 thế giới về dân số, nhưng chúng ta hiện đứng thứ 4 thế giới về rác thải nhựa, với 1,83 triệu tấn/năm. Theo World Bank, chỉ riêng ô nhiễm không khí đã khiến Việt Nam thiệt hại về kinh tế khoảng 10 tỷ đô la mỗi năm (chiếm từ 5 - 7% GDP). Ô nhiễm nước cũng có thể gây thiệt hại cho Việt Nam tới 3,5% GDP. Cùng với đó, tình trạng suy giảm tài nguyên, tiêu thụ năng lượng tăng nhanh, ô nhiễm và suy thoái đất, đặc biệt là biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới phát triển kinh tế của Việt Nam. Để giải quyết nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm và suy thoái môi trường, chúng ta cần phải thay đổi cách tiếp cận chuyển đổi từ các mô hình "kinh tế truyền thống" sang "kinh tế tuần hoàn". "Đây được xem là một ưu tiên trong giai đoạn tiếp theo của phát triển đất nước...".
Trong số rất nhiều giải pháp của các Bộ, ban, ngành, cơ quan chuyên môn,... nhóm những giải cơ bản, có tính hệ thống được Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu lên rất được quan tâm hiện nay. Đây là những nhóm giải pháp dựa trên cơ sở tổng hợp kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam mà Việt Nam cần tập trung thúc đẩy trong thập niên 2024 - 2030, nhằm hoà chung với xu hướng phát triển của cộng đồng thế giới.
Thứ nhất, cần phải có một hành lang pháp lý rõ ràng cho hình thành, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, từ chủ trương của Đảng đến pháp luật của Nhà nước. Kinh nghiệm các nước đã và đang thực hiện kinh tế tuần hoàn đều có luật và quy định pháp lý rõ ràng. Việt Nam nên có lộ trình và tiến tới xây dựng luật cho phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách về kinh tế tuần hoàn, hướng tới thực hiện kinh t 871; tuần hoàn trong mọi hoạt động. Trong nền kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp là động lực trung tâm, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, các tổ chức và từng người dân tham gia thực hiện.
Thứ hai, cần triển khai nghiên cứu sâu rộng về phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn trong nền kinh tế từ cách tiếp cận chung toàn cầu, nguyên tắc xác lập mô hình, tiêu chí của mô hình kinh tế tuần hoàn vận dụng cụ thể vào hoàn cảnh Việt Nam và phổ biến rộng rãi đến doanh nghiệp, người dân, các nhà quản lý để có một nhìn nhận đúng và rất thực tiễn.
Kinh nghiệm của các nước Anh, Pháp, Phần Lan, Hà Lan và gần đây là Malaysia cho thấy, cần có lộ trình để thực hiện kinh tế tuần hoàn. Các lộ trình này thường dài từ 15- 20 năm, nêu rõ các mục tiêu và các quy định cụ thể cho từng giai đoạn nhỏ. Theo đó, Việt Nam có thể cân nhắc đưa cả hai cách tiếp cận thực hiện kinh tế tuần hoàn của quốc tế vào lộ trình của mình. Đó là:
Cách tiếp cận theo nhóm ngành, sản phẩm, nguyên liệu hoặc vật liệu, có thể gọi tắt là tiếp cận theo loại vật liệu: Tập trung tuần hoàn một số vật liệu nhất định, khuyến khích các sáng kiến và điển hình tốt, phù hợp với đặc điểm của từng lĩnh vực, từ đó và xây dựng lộ trình "không rác thải nhựa dùng một lần" và "không rác thải"...
Thành lập các không gian địa lý như khu công nghiệp, các thành phố kiểu mẫu, những hoạt động kinh doanh và sản xuất trong các không gian này được thiết kế sao cho kết nối với nhau thành các vòng tuần hoàn, sau đó nhân rộng các mô hình thành công (kinh nghiệm Đan Mạch, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Canada...);
Thứ ba, Nhà nước cần tạo cơ chế để hình thành động lực thị trường dựa trên các tiêu chí của hiệu quả đầu tư, khuyên khích doanh nghiệp, người dân nhất là khu vực tư nhân đầu tư mạnh mẽ thực hiện các mô hình kinh tế tuần hoàn, đẩy mạnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Thứ tư, mở rộng trách nghiệm của nhà sản xuất và thúc đẩy các thị trường tái chế. Song song với việc hạn chế các rác thải khó tái chế như rác thải nhựa, cách tiếp cận theo loại vật liệu của kinh tế tuần hoàn còn bao gồm việc thúc đẩy hình thành và phát triển các thị trường tái chế, như thị trường tái chế giấy, tuần hoàn kim loại...
Thứ năm, các dữ liệu về kinh tế tuần hoàn không chỉ là tập hợp thông tin về các điển hình, hoặc sáng kiến tuần hoàn tốt để xem xét và nhân rộng, mà còn bao gồm cả các dữ liệu quan trọng, giúp theo dõi mức độ tuần hoàn của nền kinh tế (như tỉ lệ tái chế chất thải rắn, tỉ lệ tái sử dụng chất thải, hiệu suất tuần hoàn tài nguyên).
Thứ sáu, tăng cường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quốc tế, nhất là các quốc gia đã và đang thực hiện thành công mô hình kinh tế tuần hoàn, từ đó chuyển giao và áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Các mô hình kinh tế tuần hoàn gắn với công nghệ cao và cách mạng công nghiệp 4.0, do vậy cần có cơ chế chính sách cho phát triển công nghệ sạch, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải, chất thải phải là nguồn tài nguyên trong nền kinh tế xét cả khía cạnh sản xuất v& #224; tiêu dùng.
Có thế nói, để chuyển dịch và thực hiện Kinh tế tuần hoàn đỏi hỏi phải có sự nỗ lực của mọi thành phần trong xã hội. Trong đó, doanh nghiệp là động lực trung tâm, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, dẫn dắt và cộng đồng tham gia thực hiện để thay đổi cả về nhận thức và hành vi của toàn xã hội.