Cấu Tạo – Sinh Lý Da
Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể con người. Da chiếm 16% trọng lượng cơ thể và diện tích da của 1 người lớn lên đến 1,6m2.
Da có chức năng: Bảo vệ, điều hòa nhiệt độ, bài tiết, dự trữ chuyển hóa, tạo Keratin và melanin, cảm giác, miễn dịch, ngoại hình.
Cấu trúc da gồm 3 lớp:
– Lớp biểu bì (Thượng bì): ở ngoài cùng.
– Lớp trung bì: ở giữa.
– Lớp hạ bì: ở trong cùng.
– Trung bình dày khoảng 0,2mm. Độ dày khác nhau từng vùng, dày nhất ở lòng bàn chân và mỏng nhất ở vùng quanh mắt.
– Lớp biểu bì có 4 lớp từ ngoài vào trong là: lớp sừng, lớp hạt, lớp gai, lớp đáy. Riêng lòng bàn tay & lòng bàn chân thì giữa lớp sừng với lớp hạt còn có thêm lớp trong suốt.
+ Lớp sừng:
Khi bạn nhìn vào da ai đó, là bạn đang nhìn vào lớp ngoài cùng của lớp biểu bì (lớp sừng) gồm những tế bào phản xạ được ánh sáng. Khi lớp ngoài cùng mịn màng, nó sẽ phản xạ ánh sáng đồng đều, vì vậy da bạn trông đồng nhất và sáng hơn so với lúc sần sùi.
Các tế bào ở lớp ngoài cùng (lớp sừng) có chứa yếu tố dưỡng ẩm tự nhiên (NMF), giúp giữ ẩm cho da. Cơ thể bạn phản ứng lại môi trường khô bằng cách sản xuất nhiều NMF hơn, nhưng phải mất vài ngày mới sản xuất kịp,
+ Lớp giữa: Các tế bào lớp giữa của lớp biều bì giải phóng ra các chất lipid tạo thành môi trường chất béo (các lá lipid) bao quanh tế bào giúp da giữ nước. Các ngón tay, ngón chân có ít lá lipid hơn cẳng chân nên không giữ nước tốt như cẳng chân, vì thế sau khi nhúng lâu trong nước, ngón tay và ngón chân bạn trông nhăn nheo, còn cẳng chân thì không. Da bạn nứt nẻ trong mùa đông vì lipid bị làm cứng lại do thời tiết lạnh, chúng không đủ mềm dẻo để thích nghi kịp thời khi vận đ 897;ng. Mục đích của những chất dưỡng ẩm tốt nhất là làm tăng những lipid quan trọng này, giúp giữ ẩm cho da.
+ Lớp trong cùng của lớp biểu bì gồm các “tế bào mẹ”, được gọi là tế bào đáy, là tế bào sản sinh ra tất cả các tế bào da còn lại.
Quá trình sừng hóa (Vòng đời tế bào):
– Quá trình này bắt đầu ở lớp đáy. Các tế bào lớp đáy sản sinh ra tế bào mới, di chuyển dần lên tạo thành các tế bào lớp trên, cuối cùng thành lớp sừng và tróc ra khỏi da. (Trong đó tế bào di chuyển từ lớp đáy lên lớp sừng mất khoảng 14 ngày và mất thêm 14 ngày nữa để tróc ra khỏi da). Càng lớn tuổi, quá trình sứng hóa càng kéo dài – diễn ra càng chậm. Nên theo thời gian làn da của người lớn tuổi sẽ trở nên dày, nhăn nheo, bề mặt da trông sần sùi hơ ;n.
– Nếu quá trình sừng hóa diễn ra chậm, lớp sừng sẽ ko tróc ra mà dần dần tích tụ lại tạo thành 1 lớp dày. Hiện tượng này gọi là
– Ngược lại nếu sừng hóa diễn ra nhanh, lớp sừng hình thành không đầy đủ, dẫn đến khả năng giữ nước giảm. Da sẽ trở nên khô ráp. Hiện tượng này gọi là
– Để có làn da sáng, chúng ta cần để lớp da mới có cơ hội phô bày lên bề mặt da. Cách tốt nhất là chúng ta cần tẩy tế bào chết cho da 1-3 lần/tuần để
– Để quá trình sừng hóa được diễn ra nhanh nhằm trẻ hóa cho làn da, thì cần chống nắng kĩ khi ra nắng, cung cấp đầy đủ cả lượng dầu và lượng nước cho da, massage da mặt 1-2 lần/tuần để kích thích lượng máu trên da được tuần hoàn.
có 1 lớp
– Là lớp dưới cùng của biểu bì, tiếp giáp trực tiếp với lớp bì và có hình gợn sóng. Được các mạch máu ở lớp bì cung cấp chất dinh dưỡng nên quá trình sản sinh ra tế bào mới ở lớp đáy diễn ra liên tục.
– Khắp nơi trên lớp đáy có tế bào tạo sắc tố (Melanocytes), có nhiệm vụ sản sinh ra melanin.
– Tế bào chứa melanin quyết định màu da theo chủng tộc, nơi sinh sống. Mỹ phẩm và một số cách khác có thể làm thay đổi màu da tạm thời nhưng rất khó để chuyển hoàn toàn từ màu da này sang màu da khác.
:
Vì thế, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều dễ làm da xấu đi, nám, nhanh lão hóa… Nên các chị cần
– Có từ 5-10 lớp. Là lớp dày nhất trong biểu bì
– Bề mặt tế bào có nhiều lỗ chân lông giống gai nhọn nên tạo được liên kết vững chắc với nhau.
Có từ 2-3 lớp. Lớp hạt được hình thành do lớp gai được phân hóa và đẩy dần lên trên, hình dạng trở nên bằng phẳng, trở thành tế bào hạt.
– Có từ 10-20 lớp.
– Là lớp trên cùng của biểu bì, gồm những tế bào mất nhân và trở thành tế bào chết, tự động tróc ra khỏi bề mặt da.
– Ở lớp này có các yếu tố giữ ẩm tự nhiên (Natural Moisturizing Factor) và chất béo Ceramide, có chức năng hoạt động như một rào cản giúp giữ nước cũng như ngăn cản sự xâm nhập của các sinh vật lạ vào cơ thể.
– Chiếm đại bộ phận của da, nằm ngay bên dưới lớp biểu bì. Có độ dày gấp 15-40 lần lớp biểu bì.
– Lớp trung bì được chia thành: lớp đầu nhũ và lớp lưới.
– Quá trình sung hóa của lớp trung bì có thể lên đến 5-6 năm.
– Ngoài ra, trong lớp trung bì còn có các cơ quan trực thuộc da như: tuyến nhờn, tuyến mồ hôi.
Lớp biểu bì làm da trông sáng và mềm mại, nhưng nếp nhăn xuất hiện là do sự thay đổi ở lớp trung bì. Mục tiêu “chống nếp nhăn” là ngăn chặn sự mất đi của collagen, elastin và axit hyaluronic (HA) – đây là 3 thành phần quan trọng của lớp bì, chúng giảm đi theo độ tuổi hoặc khi da bị viêm. Các sản phẩm kem chống lão hóa trên thị trường bảo là có chứa 3 thành phần này giúp bổ sung, trẻ hóa cho da, nhưng thật sự .
Tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ chống lão hóa tương đối hiệu quả là sử dụng các sản phẩm kích thích da tự sản xuất ra collagen, elastin và HA. Đó là .
Việc uống collagen cũng giúp cải thiện phần nào da lão hóa, nhưng do khi uống vào cơ thể, , chứ không chỉ tập trung vào da, nên nếu uống collagen các chị cần phải uống thường xuyên và lâu dài thì mới thấy được sự cải thiện.
– Lớp này nằm dưới lớp trung bì, có chứa nhiều mỡ nên còn được gọi là mô mỡ dưới da. Lớp này đóng vai trò quan trọng như một tấm nệm giúp bảo vệ cơ bắp và các cơ quan bên trong, giữ nhiệt.
– Mô mỡ có độ dày mỏng khác nhau tùy vị trí. Dày nhất ở vùng bụng, ngực, mông, đùi. Mỏng nhất ở vùng mí mắt, mũi, môi.
– Mô mỡ của nữ dày hơn nam, nên cơ thể phụ nữ có đường cong uyển chuyển đẹp mắt. Và phụ nữ cũng dễ tăng cân béo phì hơn nam giới.
Với da dầu, da bạn trông bóng và bạn nên tránh những sản phẩm gây cảm giác nhờn. Bạn dễ bị trứng cá và nổi mụn hơn so với loại da khô. Những người da khô thường nhận thấy da họ có cảm giác khô, có màu xám và sần sùi. Da sẽ dầu hay khô phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng của Hàng rào da (các lớp tế bào sừng ngoài cùng giúp da giữ ẩm) và sự sản xuất dầu (bã dầu) của da. Hàng rào da giống như bức tường gạch, trong đó các viên gạch ( là các tế bào) được bao xung quanh bởi vữa ( là các lá lipid). Các thành phần độc hại, thời tiết lạnh và khô có thể làm hỏng các lipid này, gây ăn mòn vữa, từ đó “các viên gạch” không còn được vững chắc nữa. Nhiều tác nhân bên ngoài như: các chất tẩy rửa, acetone, clo, và các chất hóa học khác, thậm chí ngâm da trong nước lâu có thể làm hại hàng rào bảo vệ da. Hàng rào bảo vệ da có thể bị khuyết do các nguyên nhân về gen. Các thành phần chính của hàng rào da gồm: ceramide, acid béo, cholesterol, và m̕ 7;t số thành phần lipid khác. Các thành phần này phải có tỷ lệ phù hợp để giữ cho da không thấm nước. Hàng rào da suy yếu sẽ dẫn đến việc da khô và nhạy cảm. Da khô da là do nước bên trong bay hơi ra ngoài. Da nhạy cảm da do hàng rào không ngăn được các chất kích thích bên ngoài xâm nhập vào bên trong da. Khôi phục hàng rào da bằng các sản phẩm chăm sóc da thích hợp sẽ giúp điều trị nhiều vấn đề của da. Chế độ ăn uống cung cấp các yếu tố dinh dưỡng thiết yếu như các a cid béo thiết yếu và cholesterol là cần thiết để phục hồi lại hàng rào da. Thiếu dinh dưỡng có thể làm suy yếu khả năng khôi phục và tái thiết hàng rào da, vì thế nhiều người uống các thuốc làm giảm cholesterol thường bị khô da.
Sản xuất dầu, Da có nhiều tuyến bã tiết ra dầu. Trong dầu chứa các thành phần như các este nền, triglyceride và squalene. Các thành phần lipid này tạo nên lớp màng phủ bề mặt da giúp giữ ẩm bên trong da. Khi việc sản xuất dầu tăng lên sẽ gây ra da dầu. Việc sản xuất dầu có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn, stress, nội tiết và gen. Một nghiên cứu trên 20 cặp anh em sinh đôi cùng trứng và khác trứng cho thấy rằng lượng dầu ở anh em sinh đôi cùng trứng là giống nhau trong khi ở anh em sinh đôi khác tr 913;ng lại khác nhau đáng kể. Kết quả kiểm tra O/D (dầu/khô) trong bảng hỏi sẽ chỉ ra da bạn là dầu hay khô, mức độ nặng hay nhẹ, và các vấn đề về da mà bạn gặp phải, từ đó có cách giải quyết các vấn đề đó.
Da khỏe có một hàng rào da vững chắc giúp ngăn các tác nhân gây dị ứng và các chất kích thích xâm nhập. Trừ phi bị cháy nắng gây nóng rát da, da khỏe hiếm khi bị tê buốt, đỏ, hoặc trứng cá nên loại da này có thể sử dụng hầu hết các sản phẩm mà không bị phản ứng. Tuy nhiên, điều bất lợi là nhiều sản phẩm lại không đủ mạnh để có thể xâm nhập được vào hàng rào da “dày” này và tạo ra hiệu quả. Da nhạy cảm chiếm hơn 40% dân số, hàng rào da ở lo̐ 1;i da này yếu hơn nên dễ bị phản ứng. Rất nhiều sản phẩm được sản xuất cho da nhạy cảm, tuy nhiên có 4 nhóm da nhạy cảm khác nhau, nên sự lựa chọn các liệu pháp điều trị và các sản phẩm chăm sóc da phải phù hợp với nhóm da của bạn.
: bị trứng cá, mụn đầu đen, hoặc mụn đầu trắng.
: bị đỏ bừng mặt theo cơn (cơn đỏ bừng mặt); hoặc da mặt đỏ thường xuyên và nhạy cảm với nhiệt nóng.
: bị tê buốt hoặc nóng da.
: bị đỏ da, ngứa và tróc vảy.
Tất cả các nhóm da này có điểm chung là: tình trạng viêm.Vì thế, tất cả các liệu pháp điều trị loại da nhạy cảm đều hướng đến việc giảm viêm và loại trừ các nguyên nhân gây viêm.