Quảng Bình: Đẩy Mạnh Biện Pháp Xử Lý Rác Thải Nông Thôn
Cùng với quá trình đô thị hóa nông thôn, nguồn rác thải sinh hoạt và rác thải từ hoạt động sản xuất ở những khu vực này đã gia tăng chóng mặt. Trong khi, công nghệ xử lý rác và ý thức giữ gìn môi trường của người dân chưa cao còn tạo ra áp lực lớn với chính quyền, với cơ quan chuyên môn trong quá trình kiểm soát ô nhiễm rác thải nông thôn. Tình trạng ô nhiễm ngày càng nặng nề một phần là bởi kinh phí đầu tư cho việc xử lý rác thải còn thấp và công ngh ệ xử lý chưa đạt đủ tiêu chuẩn.
Đáng chú ý, hiện nay việc quy hoạch, quản lý rác thải nông thôn còn nhiều bất cập, ý thức của người dân chưa cao nên tình trạng ô nhiễm rác thải nông thôn tại nhiều địa phương. Tại nông thôn, việc thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt phần lớn do các hợp tác xã, tổ đội thu gom đảm nhiệm với chi phí thu gom thỏa thuận cùng người dân, đồng thời có sự chỉ đạo của chính quyền địa phương.
Theo báo cáo của Văn phòng điều phối chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới thuộc Chi cục phát triển nông thôn Quảng Bình năm 2024, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã có 80 xã đạt tiêu chí về môi trường, đạt gần 60%. Còn tại Báo cáo tình hình thu gom, xử lý rác thải và nước thải trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2024, của Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình, thông kê lượng rác thải phát sinh theo ngày tại Thành phố Đồng Hới khoảng 96,5 tấn/ngày trong đó thu gom, xử lý khoảng 85 tấn/ngày đạt 88,1%; huyện Lệ Thủy khoN 43;ng 61 tấn/ngày trong đó thu gom, xử lý khoảng 45,5 tấn/ngày đạt 74,6%; huyện Quảng Ninh khoảng 40,3 tấn/ngày trong đó thu gom, xử lý khoảng 38 tấn/ngày đạt 94,3%; Thị xã Ba Đồn khoảng 60,2 tấn/ngày trong đó thu gom, xử lý khoảng 45 tấn/ngày đạt 74,6%; huyện Quảng Trạch khoảng 48,5 tấn/ngày trong đó thu gom, xử lý khoảng 29 tấn/ngày đạt 59,8%; huyện Bố Trạch khoảng 80,9 tấn/ngày trong đó thu gom, xử lý khoảng 36 tấn/ngày đạt 44,5%; huyện Tuyên Hoá khoảng 29,5 tấn/ngày trong đó thu gom, xử lý khoảng 9,8 tấn/ngày đạ t 33,2 %; huyện Minh Hoá khoảng 14,4 tấn/ngày trong đó thu gom, xử lý khoảng 3,6 tấn/ngày đạt 24,3%.
Chỉ đạo và đôn đốc các ngành, địa phương đẩy mạnh công tác xã hội hóa về bảo vệ môi trường, thành lập mới các hợp tác xã, tổ đội môi trường, nhất là tại các xã điểm xây dựng nông thôn mới, kiện toàn và củng cố các hợp tác xã môi trường đang hoạt động, đồng thời tăng cường phân vùng thu gom.
Từng bước triển khai nhiệm vụ xử lý triệt để các bãi chôn lấp rác thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm: Đóng cửa 03 bãi xử lý rác Cỏ Cúp (thành phố Đồng Hới), Quảng Long (huyện Quảng Trạch) và bãi rác Cửa Truông (huyện Tuyên Hóa); dừng hoạt động đối với bãi rác Cảnh Dương và bãi rác Thanh Trạch (huyện Bố Trạch) gây ô nhiễm môi trường. Nâng cấp, cải tạo 04 bãi rác Lệ Thủy, Quảng Ninh, Phong Nha và Quảng Trạch. Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đang chuẩn bị các thủ tục để cải tạo, nâng cấp bãi rác huyện Minh Hó a và đang tiếp tục đề xuất UBND tỉnh trong giai đoạn 2024 - 2024 đầu tư nâng cấp các bãi rác còn lại trên địa bàn tỉnh.
Ông Phan Xuân Hào- Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình, cho biết: "Giải pháp và hướng sắp tới tỉnh sẽ đầu tư xây dựng một nhà máy lớn với khả năng có thể thu gom phần lớn rác thải trên địa bàn tỉnh để xử lý làm phân bón. Sở sẽ thực hiện năng cấp và hoàn thiện các bãi rác c 845;p huyện, còn với những địa phương địa bàn rộng, tách biệt khó thu gom sẽ đề xuất tỉnh xây dựng những nhà máy xử lý rác nhỏ. Lập kế hoạch xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, nâng cao năng lực các ban ngành cấp huyện, thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân thực hiện công tác thu gom rác đứng nơi quy định".
Bên cạnh việc tăng cường công tác thu gom, xử lý Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối những đơn vị vi phạm trong đó: Ban quản lý các công trình công cộng huyện Minh Hoá xử phạt vi phạm là 150.000.000 đồng; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với ban quản lý các công trình công cộng huyện Tuyên Hoá với mức tiền xử phạt đối với hành vi vi phạm là 204.666.000 đồng; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với ban quản lý các công trình công cộng huyện Quảng Ninh với mức tiền xử phạt đối với hành vi vi phạm là 140.000.000 đồng; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với ban quản lý các công trình công cộng huyện Lệ Thuỷ với mức tiền xử phạt đối với hành vi vi phạm là 246.466.000 đồng.
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Nhà nước có vai trò chủ đạo, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư cho công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, hướng đến một môi trường sống xanh-sạch-đẹp, tạo tiền đề cho kinh tế-xã hội ở các địa phương phát triển bền vững.
TD (theo TN&MT)