Ô Nhiễm Môi Trường Nguyên Nhân Và Giải Pháp

Đầu tiên, phải kể đến dự hạn chế của hệ thống luật pháp bảo vệ môi trường bao gồm các cơ chế, chính sách cũng như sự phối hợp thực hiện giữa các phòng ban. Hệ thống cơ sở pháp luật bảo vệ môi trường là vô cùng đầy đủ với hơn 300 văn bản quy định rõ ràng nhằm xây dựng các quy trình kỹ thuật cũng như quy trình quản lý, sử dụng nguyên vật liệu và hệ thống các quy định nhằm điều chỉnh hành vi của các tổ chức, các nhân. Hệ thống quy định nhi ều tuy nhiên lại có nhiều thiếu xót, thể hiện ở nhiều lần sửa đổi khi mới ban hành chưa lâu hoặc lại có những điều không cụ thể chi tiết, do đó làm hạn chế tính hiệu của của luật bảo vệ môi trường đối với các hành vi của cá nhân và của các tổ chức.

Thứ hai, xét về quyền hạn của lực lượng bảo vệ môi trường mà cụ thể là lực lượng cảnh sát môi trường chưa đủ mạnh do đó hiệu quả của các hoạt động chưa cao, chỉ dừng lại nắm bắt tình hình, đấu tranh và ngăn chặn các hành vi vi phạm. Trong đó, cơ chế cũng như chế tài xử lý chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa. Các biện pháp xử lý chính chỉ đơn giản dừng lại tại buộc các đơn vị gây ra ô nhiễm phải di dời hoặc buộc đ& #243;ng cửa các cơ sở kinh doanh. Có rất ít các trường hợp bị xử lý hình sự. Thậm chí mặc dù bị buộc di dời, nhưng nhiều đơn vị, công ty vẫn trây ỳ, trong khi lực lượng chức năng thiếu kiên quyết nên các biên pháp xử lý trở nên không hiệu quả. Cá biệt có những doanh nghiệp chấp nhận việc phạt kinh tế sau đó lại vẫn tiếp tục hoạt động sản xuất và gây ô nhiễm môi trường. Tại các địa phương, vấn đề thẩm tra cấp phép hoạt động của các công ty còn mang t& #237;nh thủ tục, đại khái, các đánh giá tác động môi trường còn nhiều bất cập, việc kiểm tra mang nặng tính hình thức.

Nguyên nhân thứ ba dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường là do ý thức của người dân còn kém. Điều đó thể hiện tại các hành vi vứt rác thải bừa bãi, với tâm lý " cha chung không ai khóc" ý thức bảo vệ vệ sinh cộng động chưa được coi trọng. Hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường chưa được thực sự coi trọng, dẫn đến hiệu quả của hoạt động chưa cao, chỉ dừng lại tại các cuộc thi, hoặc khẩu hiệu, hô hào.

Cuối cùng là do khả năng nghiệp vụ và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế, cũng như các công nghệ và phương pháp kĩ thuật lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến công tác kiểm tra các doanh nghiệp không phát hiện ra được các hành vi phá hoại môi trường để kịp thời xử lý.

Giải pháp giảm ô nhiễm môi trường

Đầu tiên, có những chế tài xử lý, xử phạt đủ mạnh có tính răn đe thậm chí là xử lý hình sự. Do đó, cần hoàn thiện hệ thống luật pháp, có các văn bản hướng dẫn rõ ràng cụ thể. Giám sát chặt việc xây dựng các khu xử lý rác tải tại các khu công nghiệp, cũng như hệ thống xử lý nước thải tại các nhà máy phải đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Thứ hau cần phố hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa cơ quan kiểm tra, giám sát môi trường giữa các bộ ban, ngành, giữa lực lượng cảnh sát môi trường cũng như cán bộ địa phương để có thể kịp thời phát hiện, điều tra cũng như xử lý các hành vi, các tổ chức, cá nhân làm ô nhiễm môi trường. Thêm vào đó, phải năng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, đầu tư các trang thiệt bị hiện đại, từng bước hoàn thiện lực lượng kiểm tra, giám sát có kỹ năng cao cũn g như phẩm chất đạo đức tốt

Hai là, tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách c& #244;ng tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này. Công tác thẩm định các tác động của môi trường đối với các công ty, các khu công nghiệp cũng cần đặc biệt coi trọng. Việc quyết định các dự án đầu tư cần cân nhắc kĩ dưới các yếu tố tác động môi trường, tác động kinh tế và tác động xã hội mà dự án mang lại.

Cuối cùng, cần nâng cao nhận thức của người dân thông qua sự tuyên truyền toàn diện, sâu rộng đến mọi cá nhân trong xã hội từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức. Để mỗi người hiểu rằng, bảo vệ môi trường là vấn đề vô cùng quan trọng không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của mình mà còn tác động lâu dài đến cuộc sống của con cháu chúng ta trong tương lai.

Next Post Previous Post