Một Số Giải Pháp Giảm Nghèo Tại Tp. Trà Vinh
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và chính sách của Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Tính đến năm 2024, TP. Trà Vinh đã hỗ trợ hàng trăm nghìn tỷ đồng cho công tác giảm nghèo, giúp đỡ người nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thực s 7921; bền vững, số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn cao; chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư vẫn còn khá lớn, đời sống người nghèo nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là ở vùng ven đô thị, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo kết quả rà soát hộ nghèo trên địa bàn TP. Trà Vinh, tính đến cuối năm 2024 có 235 hộ nghèo. Trong đó, hộ nghèo về thu nhập là 210 hộ, chiếm 89,36%; hộ nghèo thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản 25 hộ, chiếm 10,64% so với tổng số hộ nghèo; hộ nghèo dân tộc Khmer 131 hộ, chiếm 2,61% so với tổng số hộ dân tộc Khmer (chiếm 55,74% so với tổng số hộ nghèo toàn thành phố).
Hiện nay, toàn TP. Trà Vinh có 1.046 người nghèo trong độ tuổi lao động, trong đó số lao động tham gia hoạt động kinh tế 889 người. Số liệu thống kê cho thấy, mức chênh lệch hộ nghèo giữa các phường, xã còn khác nhau, thể hiện rõ sự phân hóa giàu nghèo mức sống giữa thành thị và nông thôn. Các phường 2,4,6,7 và xã Long Đức có tỷ lệ hộ nghèo thấp, từ 0,33-1,11%, các phường 1,5,8,9, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, từ 1,18%-4,35%, trong đó phường 9 là phường có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất chiếm 4,35%.
Người dân chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, làm thuê và mua bán nhỏ, do trình độ rất hạn chế nên đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn. Một số phường, xã vùng ven của Thành phố, người dân sống chủ yếu bằng nghề làm nông nghiệp nên đất đai là tài sản gắn liền với người dân, một số khu vực là đất gò và trũng nên năng suất nông nghiệp không cao. Hộ nghèo chỉ có từ 1.000 - 2.000m2 đất ruộng, thậm chí, có hộ không có đất sản xuất phả i bán sức lao động để kiếm sống. Trong những năm gần đây, sản xuất lúa gặp nhiều khó khăn do hạn hán, xâm nhập mặn, giá cả thị trường không ổn định dẫn tới không có lợi nhuận hoặc thua lỗ nên hộ khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Nhà ở của hộ nghèo chủ yếu là nhà bán kiên cố. Kết quả điều tra hộ nghèo, cận nghèo cuối năm 2024 cho thấy, trong 301 hộ nghèo thì có 51 hộ có nhà bán kiên cố, 112 hộ có chất lượng nhà ở kém mặc dù thời gian qua Thành ủy - UBND thành phố đã huy động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ xây dựng hàng trăm căn nhà tình thương, nhà đại đoàn kết nhưng số hộ chưa có nhà kiên cố vẫn còn khá nhiều.
Hộ nghèo bình quân có từ 6-7 khẩu/hộ. Nhân khẩu là trẻ em, người hết tuổi lao động và các đối tượng theo diện bảo trợ xã hội chiếm khá cao. Nhân khẩu trong tuổi lao động việc làm không ổn định, không có tay nghề, đa phần là làm thuê trong ngành nông nghiệp, xây dựng, một số người phải bỏ địa phương đi làm ăn xa mong có thu nhập lo cho cuộc sống gia đình.
Tổng dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo tại TP. Trà Vinh là 18,883 triệu đồng, với số lượt hộ nghèo được vay vốn 2.932 hộ, tổng số tiền vay 1,725.636 triệu đồng; dư nợ đối với người thuộc hộ cận nghèo 157,452 triệu đồng với số lượt hộ cận nghèo được vay vốn 4.996 hộ, tổng số tiền vay 93,926 triệu đồng. Nhìn chung, phần lớn các đối tượng sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn trường hợp một số hộ vay vốn làm ăn không h iệu quả do thiếu kiến thức, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế hoặc đáo hạn vốn chỉ đủ để trả nợ ngân hàng dẫn đến hiệu quả thấp, ảnh hưởng kinh tế gia đình.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo tại TP. Trà Vinh, trong đó có các nguyên nhân chủ quan và khách quan sau:
- Đa số hộ nghèo học vấn và kiến thức hạn chế, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nắm bắt khoa học kỹ thuật còn chậm hoặc chưa biết vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chưa có khả năng phát triển kinh tế gia đình. Lao động trong hộ nghèo thường là lao động bấp bênh không ổn định, thu nhập không cao.
- Người nghèo gặp những bất thường trong cuộc sống: Rủi ro ốm đau, tai nạn, hỏa hoạn... cần một khoản kinh phí lớn. Người nghèo hải chịu gánh nặng mất đi nguồn thu nhập và chi phí thuốc thang chữa bệnh cho người bệnh.
- Công tác vận động tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của người nghèo còn chưa được thực hiện triệt để, từ đó tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước còn tồn tại, hộ nghèo không muốn thoát nghèo để được bao cấp còn khá phổ biến.
- Các hộ nghèo vĩnh viễn phần lớn là người già yếu, neo đơn, không có người chăm sóc, có người tàn tật nặng, người tâm thần... sống nhờ vào sự trợ cấp xã hội hàng tháng của Nhà nước.
- Thành phố có nhiều phường, xã địa bàn rộng như phường 6, 7, 8, 9 và xã Long Đức, thu nhập trong dân cư còn thấp. Trong số này có một ít hộ buôn bán nhỏ, phần còn lại không nghề nghiệp, già yếu, neo đơn, không có đất sản xuất, trình độ học vấn thấp, làm thuê kiếm sống qua ngày, thu nhập bấp bênh.
- Một số chính sách ban hành mang tính nhỏ lẻ, ngắn hạn, tình thế nên chưa tập trung đúng mức vào giải quyết căn nguyên của nghèo đói. Một số chính sách của Trung ương chưa sát tình hình thực tế nghèo đói của địa phương nên hiệu quả của hoạt động giảm nghèo trong thời gian qua chưa cao.
Để giảm nghèo bền vững, các cơ quan chức năng của TP. Trà Vinh cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách giảm nghèo, tích hợp chính sách thuộc các lĩnh vực bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, dễ theo dõi, thực hiện:
Cần hỗ trợ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất, kinh doanh cho hộ nghèo; hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất sản xuất, kinh doanh hay để người nghèo tiếp cận và tham gia; hỗ trợ phát triển các đơn vị cung cấp dịch vụ sản xuất, kinh doanh, chế biến sau thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ các hoạt động chuyển giao kỹ thuật để hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo.
Kết quả tổng hợp phiếu khảo sát cho thấy, đa số người nghèo là nông dân nên đời sống của họ phụ thuộc rất nhiều vào ruộng đất. Vì vậy, cách giúp họ thoát nghèo là chính quyền địa phương cần chủ động giao quyền sử dụng đất cho hộ dân dưới nhiều hình thức thích hợp. Nếu hộ nghèo nào đã cầm cố, chuyển nhượng đất thì chính quyền địa phương cần hỗ trợ vốn để người nghèo chuộc lại đất, có cơ hội tiếp tục canh tác trên đấ ;t của mình để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
Các tổ chức tín dụng cần tăng cường hỗ trợ hộ nghèo trong việc xét duyệt hồ sơ vay vốn, cho vay phải xem xét tới mục đích vay vốn, khả năng trả nợ và phối hợp với chương trình phát triển nông thôn mới. Các tổ chức tín dụng cần cải tiến quy trình, thủ tục cho vay theo hướng đơn giản, rút ngắn thời gian trong quá trình giải ngân; mở rộng hình thức vay, lãi vay cho phù hợp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, người dân tiếp cận thông tin truyền thông càng nhiều thì hoạt động giảm nghèo sẽ được tăng lên. Do đó, cần đẩy mạnh phổ cập dịch vụ viễn thông, internet cho hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo.
Làm tốt việc tiếp cận thông tin truyền thông sẽ đem lại những hiệu quả thiết thực cho người dân, đặc biệt các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn TP. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh được tiếp cận thông tin truyền thông. Qua đó, hộ nghèo có thể tiếp cận các khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, nắm được thông tin tuyên truyền về chủ trương chính sách hoạt động giảm nghèo, đồng thời góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động gi̐ 3;m nghèo của Thành phố.