Cách Phòng Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính của biểu mô tuyến hay biểu mô vảy cổ tử cung. Bệnh lý này xảy ra khi có các tế bào phát triển bất thường không theo nhu cầu và sự kiểm soát của cơ thể. Từ đó hình thành khối u ác tính ở thành cổ tử cung. Các tế bào ung thư có thể xâm lấn khu vực xung quanh và di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.
Số liệu thống kê cho thấy, phụ nữ từ 30 - 45 tuổi có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này. Những nữ giới dưới 20 tuổi rất hiếm khi mắc bệnh. Còn những trường hợp trên 65 tuổi nếu phát hiện bệnh thì thường là do trước độ tuổi này tầm soát không tốt.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng được cho là có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Bao gồm:
- Hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc lá thụ động
- Sinh đẻ quá nhiều lần (có trên 5 đứa con)
- Quan hệ tình dục sớm, không an toàn, quan hệ với nhiều người
- Sinh con khi tuổi còn quá trẻ (dưới 17 tuổi)
- Vệ sinh bộ phận sinh dục không đúng cách
- Mắc bệnh viêm cổ tử cung mãn tính
- Suy giảm hệ thống miễn dịch
- Sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài trên 5 năm
Việc nắm rõ được các nguyên nhân gây bệnh chính là cơ sở giúp chị em phụ nữ chủ động hơn trong công tác phòng ngừa.
Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung - Nữ giới cần biết
Việc phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung là vấn đề luôn được khuyến cáo. Bởi đây là bệnh lý nguy hiểm, khó kiểm soát và đặc biệt có thể đe dọa đến tính mạng.
Có nhiều cách giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung, bao gồm:
1. Tiêm phòng vắc xin HPV
Loại vắc xin đang được đề cập chỉ có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng HPV. Chúng hoàn toàn không có tác dụng điều trị nhiễm trùng đã xảy ra. Chính vì vậy, để nhận được hiệu quả, nên tiêm vắc xin HPV trước khi cơ thể bị nhiễm virus này.
Tiêm phòng vắc xin HPV có thể giúp ngăn ngừa tiền ung thư và ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, một số loại vắc xin HPV còn giúp ngăn ngừa các loại ung thư khác hay mụn cóc ở hậu môn và cơ quan sinh dục.
Mỗi người có thể phải thực hiện nhiều mũi tiêm (thông thường là 3 mũi) để vắc xin phát huy tốt tác dụng. Nữ giới có thể gặp phải các tác dụng phụ nhưng thường nhẹ. Phổ biến là nổi mẩn đỏ, sưng tấy hay đau nhức trong thời gian ngắn tại chỗ tiêm.
Theo khuyến nghị của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS):
- Nên tiêm phòng vắc xin HPV cho trẻ em trong độ tuổi từ 9 - 12.
- Trẻ em và thanh niên từ 13 - 26 tuổi chưa được chủng ngừa hay chưa tiêm đủ liều thì nên chủng ngừa càng sớm càng tốt.
- ACS không khuyến nghị việc tiêm phòng HPV cho những người trên 26 tuổi.
2. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Để duy trì sức khỏe tốt thì bạn cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Với nữ giới, ăn uống lành mạnh còn chính là một cách giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung.
Các chuyên gia khuyến cáo rằng, nữ giới cần đảm bảo việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Trong đó nên tăng cường các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, flavonoid, folate và carotenoid. Bởi đây là các thành phần giúp cơ thể chống lại ảnh hưởng của HPV - tác nhân chính gây ung thư cổ tử cung.
Để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, các chuyên gia khuyến nghị nữ giới nên duy trì chế độ ăn dựa trên thực vật. Trái cây, rau xanh, đậu và ngũ cốc nguyên hạt là những nguồn thực phẩm nên bổ sung.
Bởi rất nhiều thành phần có lợi trong các loại thực phẩm này rất dễ đưa vào cơ thể. Phải kể đến như:
- Đây là một nguồn vitamin A quý được tìm thấy trong hầu hết các loại rau xanh, trái cây và đậu. Đặc biệt là trong các loại thực phẩm có màu cam như bí đỏ, cà rốt hay khoai lang.
- Chính là một dạng vitamin B có thể hòa tan trong nước. Nó được ghi nhận là có tác dụng làm giảm nguy cơ bị ung thư cổ tử cung ở nữ giới đã nhiễm HPV. Thực phẩm giàu folate bao gồm đậu lăng, đậu gà, bơ, nước cam, dâu tây và xà lách romaine.
- Những hợp chất hóa học này được ghi nhận là có khả năng bảo vệ chống lại ung thư. Chúng được tìm thấy trong măng tây, táo, đậu đen, bông cải xanh, cải bruxen, bắp cải. Ngoài ra, nam việt quất, tỏi, rau diếp, hành tây, đậu nành, đậu lima và rau bina cũng rất dồi dào.
Ngoài ra, nữ giới cần chú ý bổ sung đủ nước cho cơ thể, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Đồng thời hãy quan tâm đến việc làm sạch và nấu chín thực phẩm trước khi ăn. Hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, gia vị, thức ăn chế biến sẵn...
3. Sinh hoạt điều độ
Các chuyên gia khuyến cáo, căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân khiến cho mầm bệnh hình thành và phát triển nhanh hơn. Do vậy, kiểm soát căng thẳng cũng được cho là một cách giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung.
- Nên đi ngủ đúng giờ và đảm bảo ngủ đủ mỗi ngày 7 - 8 tiếng đồng hồ
- Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, nhất là vào buổi tối
- Cố gắng giữ cho tinh thần lạc quan, vui vẻ
- Nếu bị stress có thể áp dụng các giải pháp nghe nhạc, xem phim, đọc sách, ngồi thiền để giải tỏa
Ngoài ra, nữ giới còn được khuyến cáo là nên dành thời gian cho hoạt động thể chất. Mỗi ngày chỉ cần dành ra khoảng 30 - 45 phút cũng sẽ giúp hỗ trợ ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.
Việc rèn luyện thể chất không chỉ có tác dụng duy trì vóc dáng cân đối. Giải pháp hày còn giúp tăng cường trao đổi chất, điều hòa hormone và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm HPV và phát triển ung thư cổ tử cung.
4. Tránh xa thuốc lá
Hút thuốc lá là thói quen thường thấy ở nam giới. Tuy nhiên hiện nay, có rất nhiều nữ giới duy trì thói quen xấu này. Các chuyên gia cho biết, hút thuốc lá có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung.
Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra, nhiều chất độc trong thuốc lá có thể làm hỏng DNA của các tế bào cổ tử cung. Từ đó góp phần vào sự phát triển của các tế bào bất thường.
Để phòng ngừa ung thư cổ tử cung thì nữ giới cần bỏ hút thuốc lá càng sớm càng tốt. Thêm vào đó cần chú ý đến việc tránh hít phải khói thuốc lá thụ động. Bởi vấn để này cũng nguy hại không kém việc hút thuốc.
5. Quan hệ tình dục an toàn
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nữ giới có nhiều bạn tình thì khả năng bị nhiễm HPV cũng như nguy cơ ung thư cổ tử cung đều tăng lên. Và nếu bạn đang hoạt động tình dục thì hãy dùng bao cao su mỗi khi quan hệ.
Quan hệ tình dục không an toàn có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm HPV. Đồng thời làm tăng đáng kể khả năng phát triển các thay đổi tiền ung thư của cổ tử cung.
6. Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là viêm cổ tử cung kéo dài không được điều trị có thể phát triển thành ung thư cổ tử cung. Chính vì vậy, nữ giới cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Vệ sinh vùng kín đúng cách, sạch sẽ theo hướng dẫn của bác sĩ
- Tuyệt đối không dùng vòi sen hoặc thụt rửa vào bên trong
- Tránh tình trạng mặc đồ lót quá chất
- Khi đang trong kỳ hành kinh cần chú ý nhiều hơn đến vấn đề vệ sinh
- Tuyệt đối không quan hệ tình dục khi đang có kinh nguyệt
- Thăm khám phụ khoa khi nhận thấy âm đạo có những triệu chứng bất thường
7. Không lạm dụng thuốc tránh thai
Sử dụng thuốc tránh thai là biện pháp ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn được áp dụng rất phổ biến. Đặc biệt nhiều chị em còn sử dụng cả thuốc tránh thai khẩn cấp trong các trường hợp cấp bách.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, dùng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ ngoại ý. Bao gồm cả việc làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
Ngoài ra, lạm dụng thuốc tránh thai hằng ngày cũng sẽ có nguy cơ này. Vì vậy nữ giới muốn phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả thì chị em phụ nữ cần tránh lạm dụng thuốc tránh thai. Đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp.
8. Thường xuyên tầm soát ung thư cổ tử cung
Một cách đã được chứng minh là rất tốt với việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung đó là làm các xét nghiệm tầm soát. Khám sàng lọc bao gồm các xét nghiệm giúp tìm ra tình trạng có thể dẫn tới ung thư hay các bệnh tiền ung thư trước khi chúng chuyển thành ung thư xâm lấn.
Cụ thể, xét nghiệm Pap hay xét nghiệm virus HPV là các xét nghiệm được dùng trong quá trình tầm soát ung thư cổ tử cung. Các thử nghiệm này sẽ được thực hiện theo cùng một cách. Bác sĩ sẽ dùng 1 dụng cụ đặc biệt để cạo hoặc chải nhẹ ở cổ tử cung để lấy tế bào xét nghiệm. Nếu phát hiện ra tiền ung thư, người bệnh cần được điều trị để tránh chuyển thành ung thư cổ tử cung.