An Toàn Sức Khỏe Khi Sử Dụng Hóa Chất Trong Lao Động Sản Xuất

Ngày nay có trên 400 triệu tấn hoá chất được sản xuất hàng năm và trong đó có khoảng 5 – 7 triệu chất hoá học được biết tới, trên 100.000 được bán trên thị trường. Người ta xác nhận rằng có khoảng 5000 – 10.000 chất hoá học thương mại là nguy hại, trong đó có khoảng 150 – 200 chất được ghi nhận là gây ung thư.

Hoá chất được sử dụng tại nơi làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Người lao động có thể tiếp xúc với hoá chất qua nhiều hoạt động như : Sản xuất, vận chuyển, cất giữ , mua bán, tiêu huỷ và xử lý rác thải độc hại, tiếp xúc hơi khí độc, lau chùi, sửa chữa, bảo quản thiết bị và các thùng chứa hoá chất…

Các loại hoá chất nguy hại sho sức khoẻ có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau: rắn, lỏng, khí và hỗn hợp phân tán (sương mù, bụi lơ lửng, khói, huyền phù, nhũ tương…). Dựa vào đặc tính vật lý và hoá học mà người ta phân loại hoá chất như sau:

: là các chất có thể phá ;t nổ dưới ảnh hưởng của lửa hoặc do va chạm hay ma xát mạnh.

- Các chất dễ cháy dạng lỏng: nhiều chất được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và được xếp vào loại các chất nguy hiểm cháy nổ. Đó là các dung môi thuộc dãy hydrocacbon (như xăng dầu, benzen, toluen), các loại alcol (metanol, etanol) và đặc biệt là các loại ete, xeton (ete petrol, dietyl ete, axeton…).

- Các chất dễ cháy dạng rằn: Nhiều chất rắn có khả năng cháy nổ (như photpho, lưu huỳnh, các loại sợi, bột chất dẻo…) hoặc gây ch 25;y nổ do dễ giải phóng oxy cung cấp cho sự cháy (như  muối kali (hoặc natri) clorat, kali (hoặc natri) nitrat, thuốc tím, các chất oeroxyt…).

- Các chất dễ cháy dạng khí: nhiều chất có khả năng cháy nổ mạnh như các chất thuộc dãy hydrocacbon dạng khí (metan, etan, etylen, axetylen…).

: là các chất gia tăng phản ứng toả nhiệt cao khi tiếp xúc với các chất khác , đặc biệt là các chất dễ cháy. Chúng là các chất dễ giải phóng oxy dưới tác động của nhiệt và có thể phản ứng với các vật liệu hoặc các ch 845;t dễ cháy khác. Ví dụ: khí chlorat, khí clo, khí nitrate, nitrite, các chất peroxide...

: Là các chất khi hít vào hoặc ăn hoặc thâm nhập qua da có thể gây rủi ro cho sức khoẻ ở mức độ cấp tính hoặc mạn tính, thậm chí gây chết người. Ví dụ: các muối cyanua, hợp chất asen, thuỷ ngân và hợp chất chì, HCN, carbon tetrachloride, formandehyde, NOx, CO, các khí halogen…

: Là các chất, bằng phản ứng hoá học, sẽ gây ra những nguy hại khi tiếp xúc với các tế bào sống hoặc trong trường hợp bị rò rỉ sẽ gây ra những hư hại vật chất hoặc phá huỷ các đồ vật khác.

Chúng có thể là các chất lỏng, chất rắn hoặc chất khí. Một số chất hoá học trở thành chất ăn mòn khi chúng tiếp xúc với nước hoặc hơi ẩm, ví dụ khi tiếp xúc với mồ hôi trên da. Các chất ăn mòn được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và nông nghiệp có thể được tập trung theo một số nhóm sau đây:

- Các acid và anhydride: acid acetic, acid anhydride, acid phosphoric, phosphorous trioxid…

- Các Bases: sodium hydroxid, các amin hữu cơ, ethanolamine…

- Nh óm Halogen và các hợp chất của nó: khí chlo, chloxid sắt, acetyl iodide…

- Các hợp chất khác: thuỷ ngân, hydrazine, oeroxides…

Một số chất gây ăn mòn da có thể gặp trong sản xuất là: các phenol (sản xuất ván nhân tạo và gỗ dán), các clorua (axetyl, kẽm…) trong tổng hợp hữu cơ và sản xuất pin; các chất oxy hoá mạnh gặp trong công nghệ tẩy giặt…

: là các chất khi hít phải hoặc thấm qua da có thể gây ra hạn chế rủi ro về sức khoẻ. Ví dụ chloroform, dichlorobezene, iot, dioxid mangan, oxalate potassium…

: là chất không g 26;y ăn mòn,  có thể gây viêm cấp, kéo dài hoặc lặp lại khi tiếp xúc với da hoặc màng nhày. Ví dụ formandehide, HCl, potassium chromate…

Hoá chất có thể xâm nhập vào cơ thể qua 3 đường chính: qua hít thở, ăn uống và qua tiếp xúc với da. Tại nơi làm việc, đường tiếp xúc thường xuyên nhất và quan trọng nhất là qua hít thở trong không khí.

Anh hưởng cấp tính: xẩy ra khi tiếp xúc trong thời gian ngắn với chất độc có nồng độ cao.

Anh hưởng mạn tính: xảy ra khi tiếp xúc với chất độc qua thời gian dài với nồng độ thấp.

Các ảnh hưởng của chúng chủ yếu gây ra một số bệnh:

- Ảnh hưởng tới đường hô hấp và phổi: dung môi, amoniac – gây kích thích, viêm; bụi vô cơ gây các bệnh bụi phổi; crom gây ung thư...

Ảnh hưởng tới thận: giảm chức năng thận dạng cấp tính hoặc mãn tính như thủy ngân, cadmium, chloroform....

Ảnh hưởng tới gan: như carbon tetrachloride nhiễm độc gan cấp, vinyl chloride gây ung thư gan...

Ảnh hưởng tới tim mạch: như chì, camium  gây cao huyết áp; nitrat gây thiếu máu, nhồi máu cơ tim...

Ảnh hưởng tới da: chất dẻo, các acid... gây dị ứng và viêm da do tiếp xúc.

Ảnh hưởng tới hệ máu: chì gây thiếu máu...


- Biện pháp quản lý và lưu trữ: phải có các quy định nghiêm ngặt bắt buộc trong việc bảo quan, đóng gói, cất trữ: cách ly, để nơi thoáng mát, tránh nhiệt, tránh tương tác và phản ứng do tiếp xúc. Có biển báo, bao kín các thùng chứa, có phương tiện cứu hỏa đi kèm.

- Biện pháp kỹ thuật: Cơ giới h 43;a và tự động hóa quy trình công nghệ có sử dụng hoặc phát sinh hóa chất có hại trong quá trình sản xuất. Lắp đặt các thiết bị thông gió hoặc hút hơi khí độc chung hoặc cục bộ tại nơi hóa chất giải phóng ra.

- Biện pháp thực hiện vệ sinh cá nhân và vệ sinh an toàn khi làm việc: Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đầy đủ và hợp lý. Tránh ăn uống, hút thuốc ở nơi làm việc. Tắm rửa vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau khi tiếp xúc với hóa chất. Tập huấn cho người lao động biết tác hại và cách phòng chống khi tiếp xúc với hóa chất.  

- Biện pháp y tế: Tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm để sớm phát hiện bệnh nghề nghiệp. Có đầy đủ phương tiện kỹ thuật, y tế để cấp cứu kịp thời khi gặp sự cố.

Người lao động phải được học tập phương pháp cấp cứu tại chỗ khi có người bị nhiễm độc. Tổ chức đội cấp cứu tại nơi làm việc (với các cơ sở lớn, đông công nhân). Có các phương  25;n dự phòng và xử lý sự cố.

Một yếu tố hết sức quan trọng là khi nạn nhân bị nhiễm độc đưa vào bệnh viện cấp cứu phải mang theo loại hóa chất mà nạn nhân tiếp xúc hoặc hồ sơ các loại hóa chất độc đang sử dụng có trong môi trường tiếp xúc.

(Nguồn tin: Vnniosh.vn)

Next Post Previous Post