★ Mẫu Đơn Đăng Ký Nhãn Hiệu Độc Quyền Năm 2024

do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành bao gồm những loại giấy tờ thủ tục nào? Đó hẳn là điều mà nhiều doanh nghiệp đang có nhu cầu trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quan tâm. Để giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về các giấy tờ có liên quan để tiến hành hoàn thiện thủ tục này, nhằm thực hiện việc bảo hộ thương hiệu của bạn một các dễ dàng hơn. Trong bài viết dưới đây, Phan Law sẽ cung cấp những thông tin để giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về loại thủ tục đặc biệt này!

Mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền năm 2024 bao gồm những gì?

do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành là loại giấy tờ không thể thiếu trong hồ sơ đăng ký, chứa đựng những thông tin quan trọng có liên quan đến nhãn hiệu bao gồm:
  • Mẫu nhãn hiệu ( kích thước tối đa 80 mm x 80 mm) Trình bày rõ ràng bố cục, màu sắc. Thể hiện rõ loại nhãn hiệu yêu cầu đăng ký:Nhãn hiệu thường, Nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận.
  • Các thông tin của tổ chức/cá nhân nộp đơn theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Họ tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại và các hình thức liên lạc khác.
  • Các thông tin về đại diện của chủ đơn (Cá nhân, tổ chức được chủ đơn ủy quyền thực hiện đăng ký đơn): Họ tên, địa chỉ...
  • Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên khi đăng ký (nếu có)
  • Danh mục sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có mang nhãn hiệu được liệt kê và phân thành nhóm theo bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ (NICE 11)
  • Các tài liệu bổ trợ kèm theo (nếu có)
  • Chứng từ nộp phí và lệ phí.
Sau khi hoàn thành việc điền các thông tin vào tờ khai đính kèm bộ hồ sơ và nộp cho Cơ quan đăng ký, trong khoảng thời gian từ 1 - 2 tháng, đơn đăng ký sẽ được thẩm định sơ bộ về hình thức nhằm kiểm tra sự đầy đủ và chính xác của các thông tin có trong tờ khai. Nếu tờ khai của bạn đã thực sự đạt tiêu chuẩn về hình thức, hồ sơ đăng ký sẽ được chuyển sang những giai đoạn thẩm định tiếp theo của Cơ quan đăng ký.

Làm thế để nào điền các thông tin trong mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền chính xác nhất

Để được hoàn thiện tối ưu, tránh khỏi những sai sót trong quá trình thẩm định hình thức của Cơ quan đăng ký, một trong những lý do phổ biến nhất khiến hồ sơ bị trả về, bạn cần tìm cho mình một cố vấn có kiến thức trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Không đâu khác ngoài chúng tôi - Phan Law là đại diện sở hữu trí tuệ được pháp luật công nhận, với kinh nghiệm hoạt động lâu dài trong lĩnh vực này, chúng tôi có đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý am hiểu sâu sắc về chuyên môn, cùng với những mối quan hệ cần thiết để mang đến sự trợ giúp tốt nhất cho bạn trên con đường bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp của mình. ~~~ theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ có lẽ là loại giấy tờ được đề cập đến nhiều nhất trong tất cả các bài viết về thủ tục bảo hộ độc quyền nhãn hiệu! Vậy mẫu đơn này là gì và có cấu tạo, cũng như đặc điểm gì nổi bật chính là nội dung của bài viết hôm nay Phan Law muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, thông qua bài viết dưới đây bạn có thể hình dung được một tờ khai/mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Cục Sở hữu trí tuệ cụ thể.

Mẫu đơn xin đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Theo quy định của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, một bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không thể thiếu . Nếu thiếu tờ đơn này, mặc định bộ hồ sơ của bạn sẽ bị từ chối ngay lập tức. Vậy một mẫu đơn đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa yêu cầu những gì?
  • Thông tin của nhãn hiệu cần đăng ký: Mẫu nhãn hiệu, loại nhãn hiệu, mô tả nhãn hiệu cụ thể (bố cục, màu sắc, đối tượng bảo hộ..)
  • Thông tin của chủ sở hữu nhãn hiệu, chủ đơn đăng ký nhãn hiệu: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, địa chỉ, email, số điện thoại liên lạc…
  • Thông tin của đại diện chủ sở hữu, chủ đơn đăng ký nhãn hiệu: Thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ, fax, email…
  • Danh mục sản phẩm, dịch vụ sử dụng nhãn hiệu: Chia theo bảng phân loại NICE 11, sắp xếp theo từng nhóm (sản phẩm trong nhóm)
  • Phí và lệ phí: tích vào ô phù hợp với nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu của bạn
  • Tài liệu kèm theo đơn: Tích vào các ô phù hợp với những tài liệu bạn cung cấp trong bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
  • Chữ ký, con dấu của chủ sở hữu nhãn hiệu
Tất cả các nội dung bạn cung cấp trong đơn phải được thực hiện bằng tiếng Việt phổ thông, trung thực và chính xác. Vì Cục sẽ tiến hành thẩm định hình thức đơn trước khi bắt đầu các vòng thẩm định khác, vì vậy nếu đơn của bạn không hợp lệ đồng nghĩa với việc nhãn hiệu của bạn sẽ không được bảo hộ!

Tiến hành mẫu đơn xin đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cùng Phan Law

Phan Law là đơn vị có thâm niên hơn 10 năm trong lĩnh vực pháp lý sở hữu trí tuệ. Với đội ngũ luật sư có trình độ cao, cùng với đội ngũ chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, Phan Law đã giúp đỡ - hỗ trợ - đồng hành cùng hàng nghìn doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân bảo vệ thương hiệu của mình thành công cả trong và ngoài nước! Chúng tôi tự tin có thể hỗ trợ bạn có được độc quyền nhanh chóng, chính xác.
Next Post Previous Post